Các tổ chức chính trị Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa

Giai đoạn 1945–1950, Việt Nam có nhiều đảng phái, tổ chức chính trị thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, có ý thức hệ khác nhau[124]. Sau khi Quốc gia Việt Nam thành lập thì Đảng Lao động Việt Nam cũng được thành lập, hoạt động công khai. Đến thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ còn 3 đảng: Đảng Lao động, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Liên Việt. Ba đảng này hoạt động công khai trong vùng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát và ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các đảng phái, tổ chức khác đều hoạt động công khai trong vùng do Pháp và Quốc gia Việt Nam kiểm soát và ủng hộ Quốc gia Việt Nam chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo.

Các đảng, tổ chức chống Pháp

  1. Việt Minh: là tổ chức lớn nhất, không có học thuyết rõ ràng, nhưng theo tài liệu của Mỹ, là những người quốc gia nổi bật (preeminent nationalist), hợp nhất với Liên Việt từ tháng 3 năm 1949[125].
  2. Đảng Cộng sản Đông Dương: tuyên bố giải tán năm 1945 bởi áp lực từ Pháp, Mỹ, và Trung Hoa Dân quốc, hoạt động chính thức trở lại từ Đại hội II với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Theo CIA, Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn là nòng cốt của Việt Minh với năm 1931: 1 500 thành viên, 1946: 50 000 thành viên, 1950: 400 000 thành viên[125].
  3. Đảng Dân chủ Việt Nam: là tổ chức của giới trung lưu, phần lớn hoạt động ở Bắc Bộ, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[125].
  4. Đảng Xã hội Việt Nam: theo khuynh hướng dân chủ xã hội, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[125].
  5. Việt Nam Quốc dân Đảng: có hệ tư tưởng là chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Tam Dân, một nhóm sau tách ra theo kháng chiến[125].
  6. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội: là một nhóm liên minh năm 1942, một nhóm sau tách ra theo kháng chiến, sau suy yếu[125].
  7. Phong trào Trotskyist: chống cả Pháp lẫn Việt Minh, sau suy yếu[125].

Các đảng, tổ chức ủng hộ Bảo Đại và Pháp, Trung Hoa Dân quốc

  1. Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp: là một liên minh có thiên hướng ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại, chủ trương thành lập Quốc gia Việt Nam để đoàn kết ba kỳ của Việt Nam, giành độc lập cho Việt Nam và thành lập một nhà nước cộng hòa dân chủ nhưng không tách khỏi khối Liên hiệp Pháp[125][126].
  2. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội: tái thành lập năm 1946 ở Trung Quốc, có khoảng 5.000 thành viên, định hòa giải với Việt Minh nhưng không thành, ủng hộ Bảo Đại nhưng đòi cứng rắn với Pháp[125].
  3. Việt Nam Quốc dân Đảng (không kể nhóm theo Việt Minh): có khoảng 5.000 thành viên chủ yếu ở miền Bắc, ủng hộ Bảo Đại[125].
  4. Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng: tách ra từ các nhóm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài theo Việt Minh ban đầu, ở Nam Bộ, sau đó tháng 11 năm 1947 do tranh chấp với Hòa Hảo, không còn hoạt động[125].
  5. Đoàn thể Dân chúng: chống Việt Minh, thành lập ở Hà Nội, đến 1949 gần như tan rã[125].
  6. Việt Nam Quốc gia Thanh niên Đoàn: nhóm nhỏ Bắc kỳ[125].
  7. Đoàn thể Cao Đài: là tổ chức do Phạm Công Tắc lãnh đạo, bị chia rẽ. Vào tháng 1 năm 1948, Cao Đài đã ký kết một hiệp ước hòa bình với Phật giáo Hòa Hảo, và cam kết hỗ trợ cho Bảo Đại. Phạm Công Tắc công khai đứng về phía chính phủ Bảo Đại vào tháng 7 năm 1949[125].
  8. Phật giáo Hòa Hảo: chống Anh – Pháp giai đoạn 1945 thời Huỳnh Phú Sổ, sau ủng hộ cho phục hồi Bảo Đại, nhưng quan hệ với các phe phái khác và Pháp còn căng thẳng[125].
  9. Tịnh độ cư sĩ: chủ yếu người gốc Hoa[125].
  10. Việt Nam Liên đoàn Công giáo: ban đầu ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau được Ngô Đình Diệm đưa vào Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp ủng hộ Bảo Đại[125].
  11. Liên khu Bình Xuyên: ban đầu hợp tác với Việt Minh, sau một nhóm tách ra hợp tác với Bảo Đại, nhưng cảnh giác với Pháp.
  12. Việt Nam Quốc gia Liên hiệp: thành lập tháng 12 năm 1947, tại Hà Nội vận động chính trị ủng hộ Bảo Đại, nhưng hoạt động ít hiệu quả[125].
  13. Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội: phục hồi từ 1947 từ các phần tử dân tộc chủ nghĩa theo gương Nhật Bản, hoạt động ít hiệu quả. Trong năm 1946 và 1947 Cường Để vận động Mỹ chống Pháp, Hồ Chí Minh và Bảo Đại hòa giải, nhưng Cường Để chết 1951, tổ chức tan vỡ[125].
  14. Đảng Dân chủ Đông Dương, Đảng Dân chủ Nam Kỳ, Mặt trận Nhân dân Đông Dương, và Phong trào Nhân dân Nam Kỳ, ủng hộ cho giải pháp của Pháp, ít nhiều hỗ trợ cho Bảo Đại[125].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://HistoryNet.com http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=... http://www.thirdworldtraveler.com/Insurgency_Revol... http://www.ucpressjournals.com/journal.asp?jIssn=1... http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-67554/ http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-ind...